Cắt lợi trùm là gì? Có nên cắt không?
- Lợi trùm có thể hiểu là tình trạng lợi bao phủ lên răng. Mức độ bao phủ này có thể là một phần hoặc toàn bộ bề mặt răng. Trong đa số các trường hợp, khi răng phát triển phần lợi này sẽ bị tiêu biến.
- Tuy nhiên cũng có một số trường hợp phần lợi này lại làm chậm, thậm chí là cản trở quá trình phát triển của răng. Do đó, cắt lợi trùm tất yếu sẽ xảy ra.
- Lợi trùm thường xuất hiện trong quá trình mọc răng khôn, chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm. Vì nằm ở vị trí sâu nhất, nên rất khó vệ sinh sạch, vi khuẩn tích tụ dần kèm với hiện tượng lợi trùm sẽ gây viêm nhiễm. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu, thậm chí là lên sốt.
- Ngoài ra, khi lợi trùm bị viêm, nếu không điều trị sớm sẽ làm ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh. Chính vì vậy, việc cắt lợi trùm sẽ đảm bảo răng không bị cản trở trong quá trình phát triển, loại bỏ tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra.
Cắt lợi trùm có nguy hiểm gì không?
Thực tế thì, cắt lợi trùm chỉ là một tiểu phẫu rất đơn giản trong nha khoa, nó góp phần loại bỏ phần lợi che phủ răng. Sau tiểu phẫu ấy, toàn bộ phần thân răng được ra bên ngoài. Cắt lợi trùm sẽ tránh được tình trạng lơi sưng đỏ cũng như viêm nhiễm, đau nhức…
Nếu bạn được tiến hành một ca lợi trùm với đội ngũ giàu kinh nghiệm, đúng kĩ thuật và dụng cụ vô trùng thì sẽ không ảnh hưởng gì tới sức khỏe cả. Vậy nên, bạn nên tìm một địa chỉ nha khoa chuyên nghiệp và uy tín để xử lý tình trạng này.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này hãy nhanh chóng tìm phương pháp điều trị nhanh để tránh được những biến chứng nguy hiểm như mòn men răng, sâu răng, viêm lợi,…
Cắt lợi trùm răng khôn khi nào?
Răng khôn còn gọi là răng số 8, mọc cuối cùng trong cung hàm. Độ tuổi mọc răng khôn thường khoảng từ 17 – 25 tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi người. Vị trí mọc của răng khôn rất không thuận lợi, sau răng số 7 và sát vách hàm, nên rất dễ mọc ngầm, lệch lạc.
Nếu trong quá trình mọc răng khôn, có một vạt nướu đè lên trên, ngăn không cho chúng tiếp tục phát triển, tùy vào hướng mọc của chiếc răng và tình trạng của các mô xung quanh, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp.
Quy trình cắt lợi trùm thực hiện như thế nào?
- Đầu tiên, bác sĩ sẽ chụp X – Quang để xác định vị trí, hướng mọc của răng khôn và tình trạng của các mô xung quanh. Căn cứ vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị và tư vấn cụ thể cho bệnh nhân.
- Tiếp theo, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nhiễm. Sau đó, gây tê vùng răng cần phẫu thuật lợi trùm để bệnh nhân không thấy đau nhức trong suốt quá trình điều trị.
- Dùng dụng cụ chuyên dụng để tách bỏ phần nướu trùm lên răng khôn. Trường hợp răng khôn của bệnh nhân mọc ngầm, lệch lạc thì việc cắt bỏ phần lợi trùm cũng không mang lại kết quả gì. Do đó bác sĩ sẽ tiến hành tách răng khôn ra khỏi các mô xung quanh là đưa chúng ra ngoài.
- Cuối cùng, tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định kê thuốc giảm đau và kháng viêm.
Cắt lợi trùm nên ăn gì?
- Để hỗ trợ quá trình lành thương nhanh chóng sau khi phẫu thuật cắt lợi trùm, người bệnh cần xây dựng thực đơn ăn uống thật khoa học, hợp lý.
- Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như các loại nước ép hoa quả tươi, rau xanh, các loại đậu,…
- Những ngày đầu sau khi phẫu thuật nên dùng thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp. Tránh những thức ăn quá cứng và dai gây tác động đến vết thương.
- Có thể súc miệng nước sát khuẩn KIN hằng ngày để chống viêm, loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
Cắt lợi trùm nên kiêng ăn gì?
- Không sử dụng những chất kích thích làm khô miệng như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
Hạn chế những thực phẩm nhiều đường, tinh bột và các loại đường tinh luyện như nước ngọt, bánh ngọt, soda, chocolate,… Đồ cay nóng, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.